Giới thiệu về dòng tủ bếp chữ L
– Thiết kế tủ bếp chữ L nhằm mục đích tối ưu toàn bộ diện tích không gian sử dụng tủ bếp trong góc tường. Với đặc trưng là một cạnh ngắn nối vuông góc một cạnh dài ôm theo bờ tường trong không gian bếp.
Cũng giống như hầu hết các kiểu dáng thiết kế khác, tủ bếp chữ L cũng bao gồm đầy đủ các khu vực công năng và thành phần phụ kiện đi kèm. Tuy nhiên các tiêu chỉ này chỉ áp dụng đối với các tủ bếp chữ L có diện tích lớn. Đối với các không gian bếp nhỏ thì ta chỉ nên tập trung thiết kế đầy đủ các khu vực công năng là được.
+ Ưu điểm :
Khác với tủ bếp chữ i hay tủ bếp chữ u, nhờ thiết kế hai cạnh ôm sát theo mặt tường tạo thành một góc vuông hình chữ L ôm trọn góc nhà bếp giúp tối ưu không gian công năng cho tủ bếp.
Thiết kế theo tam giác công năng (tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu), giúp người nội trợ dễ dàng di chuyển từ lúc bước vào bếp, tiến đến tủ lạnh lấy nguyên liệu cho đến khi nấu nướng tại bàn và sơ chế thức ăn tại bồn rửa.
Với không gian bếp có diện tích lớn thì ta có thể lắp thêm các thiết bị như lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi, máy rửa chén, tủ khô hoặc tủ đông liền kề 2 cạnh tủ bếp.
+ Nhược điểm :
Nếu độ rộng của mặt bàn có kích thước quá lớn thì khu vực phía trong góc chữ L sẽ trở thành góc chết, vì nằm ngoài tầm tay của người nội trợ.
Đối với các mẫu tủ bếp chữ L trong diện tích lớn, thì không gian trống giữa 2 cạnh chữ L còn rất nhiều, sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Nếu không tuân theo quy tắc tam giác công năng thì gia chủ sẽ rất mất thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn và nấu nướng.
55+ MẪU TỦ BẾP ĐẸP HÌNH CHỮ L HIỆN ĐẠI
Kích thước tủ bếp chữ L tiêu chuẩn
– Để được thuận tiện trong quá trình nấu nướng và sử dụng tủ bếp hình chữ L , thì ta phải đo lường và lựa chọn kích thước phù hợp cho tủ bếp. Takara standard sẽ hướng dẫn bạn chọn kích thước tủ bếp phù hợp với các thành viên trong gia đình.
Tủ bếp chữ L được thiết kế rất linh hoạt trong nhà bếp, đổi với căn bếp cho diện tích vừa và lớn bạn nên thiết kế cạnh ngắn của chữ là tối thiểu 2m và cạnh dài là 3,5m.
– Tùy vào nhu cầu sử dụng và diện tích bếp mà bạn điều chỉnh kích thước tủ bếp cho phù hợp. Thông số tiêu chuẩn của tủ bếp chữ L như sau:
Chiều cao tổng thể từ sàn nhà đến tủ bếp trên tối đa là 2m đến 2m3
Chiều cao tủ dưới tối thiểu 0,8m.
Chiều cao tủ bếp trên tối đa 0,8m.
Chiều sâu tủ bếp trên 0.35m.
Chiều rộng mặt bếp từ 0.6 – 0.7m.
Khoảng cách từ mặt bếp dưới với mặt bếp trên tối thiểu 0.6m.
Lối đi trong không gian căn bếp tối thiểu 0.9m.
– Bạn nên chú ý để không chọn kích thước bếp chữ L quá cao hoặc quá thấp, hãy so sánh với chiều cao và sải tay của mình. Nếu tủ quá cao, việc lấy đồ dùng cũng như vệ sinh của bạn sẽ rất khó khăn, dễ rơi vỡ. Nếu tủ quá thấp, bạn khó có thể đứng thẳng gây mỏi, đau lưng cũng như thực hiện hoạt động khác không thuận tiện.
55+ MẪU TỦ BẾP ĐẸP HÌNH CHỮ L HIỆN ĐẠI
Kinh nghiệm thiết kế tủ bếp chữ L
– Không phải ngẫu nhiên mà các mẫu tủ bếp đẹp chữ L được ưa chuộng lắp đặt ở nhiều gia đình. Kiểu dáng hiện đại, thiết kế tối ưu diện tích và dạng công năng sử dụng là những ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này.
Sử dụng vật liệu cao cấp
– Đa số các sản phẩm tủ bếp hiện nay được sản xuất từ nhựa, nhôm hoặc gỗ công nghiệp, vì đây là những vật liệu khá bền chắc với giá thành phải chăng. Các loại vật liệu này có khả năng chống mối mọt, chống thấm nước và độ bên tương đối cao. Tuy nhiên vẫn còn 1 loại vật liệu siêu bền chắc nữa mà Takara standard sẽ giới thiệu đến cho các bạn
– Đến từ Nhật Bản đất nước của sự phát triển thần kỳ, có một dòng tủ bếp được tạo nên từ vật liệu thần kỳ tên là thép tráng men kính. Đây là chất liệu khá mới mẻ nhưng lại đánh giá cực kỳ cao về chất lượng. Sử dụng dòng tủ bếp thép tráng men kính này giúp bạn tiết kiệm công sức khi vệ sinh cũng như chi phí sửa chữa và thay thế.
Lựa chọn và sắp xếp các khu vực công năng phù hợp
– Thông thường, quy trình của một người nội trợ khi bước vào bếp sẽ là: lấy nguyên liệu từ tủ lạnh – rửa và sơ chế nguyên liệu tại khu vực bồn rửa – sau đó nấu chín tại khu vực bếp nấu. Việc sắp xếp tam giác công năng trên tủ bếp chữ L như trên nhằm tạo không gian đủ cho người nội trợ chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi nấu.
Để quy trình này được thực hiện thật mượt mà và trơn tru, thì thông thường tủ lạnh (hoặc cả tủ lưu trữ thực phẩm) sẽ đặt ở gần lối vào bếp nhất, tiếp theo là khu vực chậu rửa, và bếp nấu sẽ nằm ở cạnh còn lại của chữ L.
– Cũng dựa theo quy trình này, gia chủ nên cân nhắc vị trí đặt các thiết bị nhà bếp hợp lý trên các cạnh chữ L để tránh việc phải di chuyển quá nhiều. Các cặp đôi hoàn hảo thường được các kiến trúc sư đặt cạnh nhau (hoặc ở khoảng cách gần nhất có thể) sẽ là: máy rửa chén – chậu rửa, lò nướng – bếp nấu,…
55+ MẪU TỦ BẾP ĐẸP HÌNH CHỮ L HIỆN ĐẠI
Tối ưu khoảng trống giữa hai cạnh chữ L
– Trong căn bếp có diện tích vừa và lớn, hai cạnh chữ L mở ra một khoảng trống khá rộng. Một số gia đình đã tận dụng khoảng trống này để đặt bàn ăn hoặc có thể cân nhắc thêm một bàn đảo cho căn bếp.
Nếu khoảng trống vẫn quá lớn gia chủ nên kết hợp phòng bếp – phòng ăn hay như các kiểu nhà ống hiện tại là phòng bếp – phòng ăn – phòng khách.
Chọn kích cỡ và màu sắc phù hợp với gian bếp
– Tủ bếp nhỏ hay lớn là tùy thuộc vào diện tích không gian bếp của ngôi nhà. bạn nên đo lường thật kỹ trước khi gửi thông số cho kiến trúc sư. Ngoài ra cũng nên tính toán hết các phụ kiện và thiết bị sẽ có trong tủ bếp, từ đó ta sẽ do lường được kích thước phù hợp cho tủ bếp.
– Nếu yêu thích sự cổ điển với đặc trưng sang trọng và quý phái, bạn có thể cân nhắc chọn màu vàng, nâu, nâu đỏ,… để làm sáng không gian. Nếu ưa chuộng sự hiện đại thì bạn nên cân nhắc tông màu pastel, sáng sủa và tinh tế. Với phong cách tân cổ điển, bạn nên ưu tiên màu trung tính như đen hoặc xám, kết hợp viền kim loại tạo điểm nhấn cho tủ bếp.