Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong nội thất

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp không phải quá khó trong thiết kế – thi công nội thất. Đồ nội thất gỗ công nghiệp ngày càng có tính ứng dụng cao với nhiều không gian: nhà riêng, chung cư, biệt thự, trường học, văn phòng,…So với gỗ tự nhiên; gỗ công nghiệp có nhiều chủng loại, dễ gia công và giá thành rẻ hơn. Trên thị trường hiện nay đa dạng các loại gỗ công nghiệp như gỗ MFC, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ Plywood khác nhau về chất liệu, hình thức, công năng, giá cả…Hãy cùng Bluecons phân biệt các loại gỗ công nghiệp để tìm ra thanh gỗ công nghiệp phù hợp cho thiết kế của bạn nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp

Nhiều người thấy và sử dụng gỗ công nghiệp hàng ngày nhưng liệu đã biết gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp (Wood – Based Panel) là loại gỗ kết hợp xay keo/hóa chất và gỗ vụn, sau đó ép ra để thành 1 tấm gỗ hoàn chỉnh. Để làm nên 1 tấm gỗ công nghiệp thường sẽ trải qua quy trình sau:

  • Bước 1: Lựa chọn và sơ chế loại gỗ tự nhiên phù hợp với mục đích sản xuất. Gỗ công nghiệp có thể tận dụng những phần dư của gỗ tự nhiên như: cành cây, ngọn cây, thân cây,….
  • Bước 2: Dùng máy gỗ công nghiệp nghiền nát ra thành bột, dăm gỗ,…
  • Bước 3: Trộn bột, dăm gỗ,… với keo chuyên biệt, một số chất phụ gia để gỗ có độ cứng
  • Bước 4: Ép hỗn hợp trên dưới áp suất cao và định hình thành các loại tấm gỗ công nghiệp có độ dày khác nhau
  • Bước 5: Gia công, xử lý bề mặt

Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong nội thất

Cùng là gỗ công nghiệp nhưng mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm và tính chất khác nhau. Nếu chưa có kinh nghiệm về nội thất thì nhìn từ bên ngoài sẽ không dễ dàng phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp. Việc lựa chọn loại gỗ công nghiệp nào để thiết kế nội thất thì ảnh hưởng lâu dài đến mặt thẩm mỹ và tuổi thọ của đồ nội thất sau này. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay nội dung dưới đây!

Tiêu chí phân loại gỗ công nghiệp

Lõi gỗ - Yếu tố quyết định sự khác nhau các loại gỗ công nghiệp
Lõi gỗ – Yếu tố quyết định sự khác nhau các loại gỗ công nghiệp

Các đồ nội thất gỗ công nghiệp thường có 2 phần cơ bản: cốt gỗ (bên trong) và lớp bề mặt (bên ngoài). Theo đó, chúng ta sẽ dựa vào các tiêu chí sau để phân loại gỗ công nghiệp:

  • Nguyên liệu gỗ tự nhiên làm cốt gỗ. Điều này ảnh hưởng đến độ bền, kích thước, khả năng xử lý thành sản phẩm
  • Tỷ lệ gỗ tự nhiên làm nên mật độ bột gỗ và kết cấu của cốt gỗ
  • Thành phần keo, chất phụ gia sẽ giúp các thanh gỗ công nghiệp khác nhau về tính chất như: khả năng hút nước, chống ẩm, chống cong vênh,…
  • Lớp phủ bề mặt thanh gỗ công nghiệp: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic,…

Phân loại và cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong nội thất

Gỗ MFC tối ưu chi phí thi công nội thất

Gỗ MFC có tên gọi khác là gỗ ván dăm phủ nhựa Melamine. Sở dĩ có cái tên này vì các tấm gỗ công nghiệp MFC được làm từ gỗ tự nhiên xay ra thành dăm nhỏ. Các loại cây dùng làm gỗ MFC thường là cây ngắn ngày như: bạch đàn, cây keo, cao su…Được làm từ cây gỗ ngắn ngày nên MFC góp phần vào bảo vệ rừng.

Gỗ MFC tiết kiệm chi phí
Gỗ MFC tiết kiệm chi phí

Bề mặt gỗ MFC sẽ phủ Melamine nên rất phong phú về màu sắc, mẫu mà với hơn 400 mã màu cho gia chủ lựa chọn. Màu Melamine thường có: màu trơn, giả vân gỗ/kim loại. Lớp phủ Melamine giúp gia chủ dễ làm sạch bề mặt nội thất, chống trầy xước, chống nước. Ngoài ra, đặc tính loại gỗ công nghiệp này giúp chống cong vênh, co ngót, mối mọt.

MFC là loại ván gỗ công nghiệp giá rẻ thường được ứng dụng trong đồ nội thất văn phòng, nhà ở, căn hộ chung cư,…Có đến khoảng 70-80% đồ nội thất gia đình, văn phòng sử dụng gỗ MFC vì giá cả vừa phải, màu sắc đa dạng, có tính ứng dụng cao.

MFC có 2 loại: MFC thường và MFC chống ẩm. Gỗ MFC có trọng lượng khá nhẹ nên đồ nội thất MFC không chịu được lực quá cao.

Gỗ MDF có tính thẩm mỹ cao

Là loại gỗ có ván sợi mật độ trung bình. Mật độ sợi gỗ MDF cao hơn so với gỗ MFC. Thành phần chính của thanh gỗ công nghiệp MDF gồm có: bột sợi gỗ, keo, parafin wax, phụ gia chống mối mọt/chống mốc, bột độn vô cơ. Gỗ tự nhiên chiếm tới 75% thành phần gỗ MDF.

Bột gỗ MDF mịn hơn MFC
Bột gỗ MDF mịn hơn MFC

MDF được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, mang lại vẻ hiện đại cho đồ nội thất. Nguyên nhân là vì:

  • Lớp phủ bề mặt gỗ MDF khá đa dạng: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic. Đây là ưu điểm của MDF khi so với MFC thường chỉ phủ Malamine. Gỗ MDF đáp ứng nhiều phong cách nột thất khác nhau.
  • Bề mặt gỗ MDF khá nhẵn, phẳng và mịn
  • Khả năng chống bụi bẩn hiệu quả

Tuy không có độ uốn dẻo như gỗ MFC nhưng tuổi thọ gỗ MDF thường khá cao từ 10 – 15 năm. Thanh gỗ công nghiệp MDF có 3 loại: MDF thường, MDF chống ẩm có lõi xanh, MDF chống cháy. Các sản phẩm làm từ loại gỗ này: giường ngủ gỗ MDF, tủ quần áo, tủ kệ đựng đồ, bàn ghế,…

Gỗ HDF đa dạng màu sơn và cứng cáp

Gỗ HDF thuộc loại gỗ công nghiệp chất lượng cao giúp dễ dàng hơn khi phân biệt các loại gỗ công nghiệp. HDF là loại gỗ có ván sợi mật độ cao. Các tấm ván gỗ HDF cấu thành từ 85% gỗ tự nhiên. Kết cấu loại gỗ này rất đặc, không thấy những lỗ nhỏ ở cốt gỗ. Đây được xem là loại gỗ công nghiệp cứng nhất.

Gỗ HDF có độ bền cao
Gỗ HDF có độ bền cao

Gỗ công nghiệp HDF có cốt gỗ màu xanh hoặc trắng tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Gia chủ yên tâm là màu sắc sẽ không quyết định chất lượng của lõi gỗ. HDF là loại thanh gỗ công nghiệp được ép dưới áp suất cao từ 850 – 870 kg/cm2. Vì vậy, nó có thể chịu lực tốt, tránh va đập và hạn chế ảnh hưởng của tác nhân thời tiết bên ngoài. Cốt gỗ đậm đặc có khả năng chống mối mọt, chống ẩm, chống phồng rộp, cách âm rất tốt.

Gỗ HDF sở hữu những ưu điểm vượt trội và có thể khắc phục được những mặt hạn chế của gỗ công nghiệp MFC và MDF. Do đó, giá thành của thanh gỗ công nghiệp HDF sẽ cao hơn nhiều so với các loại khác. Loại gỗ này thường được thi công – thiết kế nội thất ở các công trình, dự án lớn. Bề mặt không thô ráp, không có dăm gỗ của HDF mang lại vẻ sang trọng, đẳng cấp cho nội thất nhiều không gian.

Gỗ Plywood chịu nước, dễ thi công lắp ráp

Ngoài gỗ MFC, MDF, HDF thì gỗ Plywood cũng là loại gỗ công nghiệp ứng dụng phổ biến trong thi công – thiết kế. Đây là loại gỗ dán/gỗ ván ép xếp chồng các tấm gỗ mỏng lên nhau bằng keo chuyên dụng. Độ dày các tấm gỗ khoảng 1mm và kích thước như nhau. Đặc biệt, số lượng tấm gỗ phải là số lẻ: 3, 5, 7, 9,…

Gỗ Plywood chịu nước, dễ thi công lắp ráp
Gỗ Plywood chịu nước, dễ thi công lắp ráp

Gỗ Plywood là loại gỗ công nghiệp chống nước. Một điều mà không phải ai cũng biết là gỗ Plywood có khả năng chống nước, chống phồng rộp cao hơn gỗ MDF. Ưu điểm này khiến gỗ Plywood chịu được điều kiện khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Bề mặt gỗ khá nhẵn mịn nên giúp chà nhám và phủ sơn PU nhanh hơn.

Plywood là loại gỗ công nghiệp có độ cứng trung bình, độ bám vít khá tốt và dễ dàng thi công. Loại gỗ này phù hợp làm các sản phẩm nội thất nhỏ, nhẹ: tủ, kệ, mặt bàn,…hoặc làm tấm lót, cốt pha trong xây dựng. Giá gỗ Plywood ở mức khá cao so với loại thanh gỗ công nghiệp khác nên phù hợp với gia chủ có tài chính khá đến cao.

Khi nào nên dùng gỗ công nghiệp trong thi công nội thất?

Qua những nội dung gỗ công nghiệp là gì và cách để phân biệt các loại gỗ công nghiệp, hẳn bạn đang thắc mắc khi nào nên dùng các loại gỗ công nghiệp trong thi công nội thất? Qua những kinh nghiệm làm nội thất bằng gỗ công nghiệp, chúng tôi thấy rằng gỗ công nghiệp phù hợp với những trường hợp sau:

  • Gia chủ không có điều kiện tài chính nhiều. Theo mặt bằng chung thì giá gỗ tự nhiên chắc chắn cao hơn giá gỗ công nghiệp.
  • Người có tính cách năng động và yêu thích phong cách thiết kế hiện đại.
  • Điều kiện khí hậu nồm ẩm so với gỗ tự nhiên. Lúc này, bạn nên sử dụng loại gỗ công nghiệp chống ẩm
  • Điều kiện thời gian thi công ngắn

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị sản xuất và phân phối gỗ công nghiệp. Để có thiết kế nội thất đẹp và chất lượng bạn nên chọn xưởng nội thất uy tín có đội ngũ thợ thi công nội thất có chuyên môn cao. Điều này hạn chế xác suất cong vênh, co ngót,…khi thi công gỗ công nghiệp.

Phòng khách sử dụng đồ nội thất gỗ công nghiệp
Phòng khách sử dụng đồ nội thất gỗ công nghiệp

Ngoài ra bạn không cần quá băn khoăn dùng đồ gỗ công nghiệp có bền không. Vì chất lượng gỗ công nghiệp ngày càng được cải thiện bởi công nghệ, kĩ thuật hiện đại. Mặt khác, gỗ công nghiệp có nhiều phân khúc khác nhau để bạn lựa chọn. Cuối cùng, trước khi lựa chọn loại gỗ để thi công – thiết kế nội thất gia chủ cần căn cứ vào: kinh phí đầu tư, điều kiện tự nhiên, không gian nội thất, mục đích sử dụng, sở thích của mình.

Công ty Bluecons chuyên cung cấp đầy đủ các vật tư, sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp từ phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách,… đa dạng cho qúy khách hàng chọn lựa tùy vào nhu cầu bản thân và mục đích sử dụng. Các loại gỗ công nghiệp chính tại Bluecons: ván MFC, ván MDF và các loại phủ Melamine; gỗ công nghiệp, gỗ Veneer, ván thô công nghiệp,…Xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ công nghiệp của Bluecons có diện tích đến 2000m2, giàu kinh nghiệm sản xuất – thi công – lắp đặt sản phẩm nội thất gỗ cho hàng triệu khách hàng.

  • Điện thoại: 090 615 78 79
  • Email: blueconsvn@gmail.com
  • Website: https://bluecons.vn/